Hỗ Trợ , Kháng Cự Là Gì? Cách Sử Dụng Hỗ Trợ Kháng Cự Trong Trading.

Tài trợ - Quảng cáo

Định nghĩa đơn giản dễ hiểu:

Kháng cự là mức giá cao hơn mức giá hiện tại và có thể ngăn cản sự tăng giá tiếp theo. Đây được coi là một vùng mức giá đủ mạnh để cản trở sự tăng giá của tài sản.

Hỗ trợ là mức giá thấp hơn mức giá hiện tại và có thể ngăn cản sự giảm giá thấp hơn. Đây cũng là một vùng mức giá đủ mạnh để hỗ trợ sự giảm giá của tài sản.

Vùng kháng cự, hỗ trợ mạnh

Nếu giá liên tục gặp phải một Kháng cự và không phá vỡ được, thì vùng kháng cự đó càng mạnh. Tương tự, nếu giá liên tục tìm được Hỗ trợ tại cùng một vùng giá, thì vùng hỗ trợ đó càng mạnh.

Hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự khi bị phá vỡ và ngược lại

Khi có giá phá vỡ một hỗ trợ thì nó sẽ trở thành kháng cự khi giá quay lại trong tương lai. Tương tự đối với Kháng cự bị phá vỡ.

Cách giao dịch bằng hỗ trợ – kháng cự

Chờ tín hiệu đảo chiều tại hỗ trợ và kháng cự

Tín hiệu được nhiều nhà giao dịch sử dụng nhiều nhất là tín hiệu đảo chiều thông qua các mô hình nến đảo chiều bởi các lý do:

1.Đây là tín hiệu đảo chiều chất lượng, trần trụi nhất. phản ánh giá

2.Tín hiệu xuất hiện sớm nên ta không bỏ lỡ cơ hội.

3.Có vị trí Stop Loss ngay trên mô hình nến.

Sử dụng đường trendline như Kháng cự hỗ trợ

Vùng hỗ trợ/kháng cự là khái niệm cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư xác định vùng giá mua vào hoặc bán ra. Tuy nhiên, giá của coin thường biến đổi theo xu hướng đi lên hoặc đi xuống, nên việc sử dụng đường xu hướng để xác định hỗ trợ và kháng cự là cách mà bạn nên dùng.

Như hình bên dưới, trong một xu hướng giảm của coin, việc nối 2 đỉnh của giá trong một khoảng thời gian sẽ tạo ra đường xu hướng hay kháng cự mà ở đó áp lực bán sẽ gia tăng khi giá đi gần đến đường xu hướng.

Và ngược lại trong một xu hướng tăng, việc nối các mức giá thấp nhất của giá sẽ tạo ra đường xu hướng tăng hay đường hỗ trợ. Khi giá giảm về đường hỗ trợ, áp lực mua sẽ gia tăng từ đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều tăng trở lại.

Sử dụng đường trung bình giá ( MA, EMA)

Chúng ta có thể sử dụng đường trung bình giá (MA, EMA) để làm đường hỗ trợ và kháng cự trong ngắn hạn, đường trung bình giá sẽ làm phẳng đi các tín hiệu nhiễu của giá trong ngắn hạn từ đó tạo nên các kháng cự khi giá nằm dưới đường trung bình và đường hỗ trợ khi giá nằm trên đường trung bình.

Như hình trên, khi giá tăng vượt đường trung bình giá 20 ngày, đường trung bình giá sẽ là đường hỗ trợ mà ở đó khi giá giảm dần về đường trung bình do áp lực chốt lời thì lực mua sẽ gia tăng từ đó giá sẽ trở lại xu hướng tăng.

Ngược lại khi giá nằm dưới đường trung bình giá 20 ngày, đường trung bình giá sẽ là đường kháng cự, khi giá dần tiến về đường trung bình giá thì áp lực bán sẽ gia tăng từ đó giá sẽ quay trở lại xu hướng giảm.

KẾT LUẬN

Kháng cự và hỗ trợ là các khái niệm cơ bản và quan trọng trong phân tích kỹ thuật, giúp các nhà đầu tư xác định vùng giá mua vào hoặc bán ra hợp lý. Việc hiểu và áp dụng các mức kháng cự và hỗ trợ có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn. Đặc biệt, việc sử dụng các công cụ như mô hình nến đảo chiều, đường trendline, và đường trung bình giá có thể gia tăng độ tin cậy trong việc xác định các mức này. Nhờ vào việc xác định đúng các vùng hỗ trợ và kháng cự, nhà đầu tư có thể tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch.

Bài viết liên quan

Miễn trừ trách nhiệm

Tất cả nội dung trên website này đều vì mục đích cung cấp thông tin và không phải là lời khuyên đầu tư. Người đọc nên tự tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân hay doanh nghiệp của mình và sẵn sàng tự chịu trách nhiệm cho những lựa chọn ấy.