Đối với những ai thường xuyên tham gia giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu, funding rate là một khái niệm vô cùng quan trọng. Funding rate có thể trở thành công cụ giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận, nhưng cũng có thể làm giảm lợi nhuận nếu không được sử dụng đúng cách. Hãy cùng khám phá chi tiết về funding rate trong bài viết này.
Funding Rate là gì? Lợi ích của Funding Rate đối với Trader
Funding rate, còn được gọi là funding fee, là khoản thanh toán định kỳ giữa các nhà giao dịch giữ vị thế long và short. Số tiền này được tính dựa trên sự chênh lệch giữa giá tài sản trên thị trường giao ngay (spot) và giá tài sản trên thị trường hợp đồng tương lai không kỳ hạn (futures). Funding rate thường được biểu diễn dưới dạng phần trăm.
Tùy thuộc vào vị thế của trader và tỷ lệ funding rate, trader có thể phải trả hoặc nhận tiền.
- Funding rate dương: Khi giá hợp đồng tương lai cao hơn giá thị trường giao ngay, những người giữ vị thế long sẽ phải trả phí cho những người giữ vị thế short.
- Funding rate âm: Khi giá hợp đồng tương lai thấp hơn giá thị trường giao ngay, những người giữ vị thế short sẽ phải trả phí cho những người giữ vị thế long.
Funding rate phản ánh tâm lý của trader cũng như tình hình chung của thị trường. Trong các giai đoạn thị trường tăng trưởng (bull market), funding rate thường là con số dương, cho thấy sự lạc quan của các trader. Ngược lại, trong những đợt điều chỉnh gần đây, funding rate thường chuyển sang âm, biểu hiện cho sự bi quan của thị trường.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, funding rate có thể biến động mạnh mà không hoàn toàn phản ánh đúng tâm lý của thị trường.
Tại sao cần có funding rate?
Trong thị trường tài chính truyền thống, các hợp đồng tương lai luôn có thời gian đáo hạn cụ thể, có thể là 1 tháng, 3 tháng hoặc thậm chí lâu hơn, tuỳ thuộc vào điều khoản của hợp đồng. Đến thời điểm thanh toán, dù lãi hay lỗ, vị thế bắt buộc phải đóng lại, và giá hợp đồng tương lai sẽ hội tụ với giá thị trường giao ngay.
Khác biệt với thị trường truyền thống, các sàn giao dịch phái sinh crypto thường sử dụng hợp đồng không kỳ hạn, nghĩa là nhà đầu tư có thể duy trì vị thế của mình mà không bị giới hạn bởi thời gian đáo hạn hay thời điểm thanh toán định kỳ. Điều này có thể dẫn đến sự chênh lệch giữa giá trên thị trường tương lai và giá trên thị trường giao ngay.
Trên lý thuyết, nhà đầu tư có thể mở lệnh và giữ vị thế của mình vô thời hạn nếu họ duy trì mức đòn bẩy hợp lý. Do đó, funding rate ra đời nhằm ngăn chặn sự chênh lệch quá lớn giữa giá trên hai thị trường này và đảm bảo sự cân bằng lợi ích cho các trader.
Công thức tính funding rate
Công thức để tính phí funding (funding fee) như sau:
Funding fee = Tổng khối lượng vị thế đang mở x funding rate
Ví dụ: Nếu một người dùng có 20 USD, mở vị thế short với đòn bẩy x25, tổng vị thế sẽ là 500 USD. Giả sử funding rate là -0.005%, người dùng sẽ phải trả khoản phí là 500×−0.005%=−0.025 USD, nghĩa là họ sẽ trả cho phe short 0.025 USD tiền funding fee.
Lưu ý:
- Thông thường, các sàn giao dịch tính funding rate mỗi 8 giờ, nhưng FTX và dYdX tính mỗi giờ một lần.
- Trên sàn Binance, mức funding rate tối đa là 0.5%, và thời gian tính funding rate diễn ra vào các khung giờ 7h, 15h, và 23h. Sàn cũng cung cấp đồng hồ đếm ngược để trader biết khi nào funding rate được tính.
- Nếu lệnh được đóng trước thời điểm tính funding rate, trader sẽ không phải trả phí funding cho lệnh đó.
Cơ hội kiếm lợi nhuận từ funding rate
Funding rate và funding fee mang đến cơ hội kiếm lợi nhuận tiềm năng cho những người hiểu rõ về chúng. Ngoài việc sử dụng funding rate để đánh giá tâm lý thị trường và đưa ra quyết định giao dịch, trader còn có thể trực tiếp thu về lợi nhuận từ funding fee thông qua chiến lược dưới đây:
Tìm kiếm các tài sản có funding rate dương, tức là trader phe long sẽ phải trả phí cho trader phe short. Chia vốn và tiến hành mua tài sản trên thị trường giao ngay (spot) đồng thời mở vị thế short với khối lượng tương đương. Ví dụ, trader A mua BTC trị giá 20,000 USD và mở một vị thế short với giá trị tương tự, cũng là 20,000 USD.
Giả sử funding rate hiện tại là 0.01%. Trong trường hợp này, funding fee nhận được mỗi ngày sẽ là: 20,000 x 0.01% x 3 = 6 USD/ngày. Tương đương 2190 USD/năm với mức APR khoảng 10.95%/năm, đi kèm với mức rủi ro thấp.
Tuy nhiên, cần chú ý các điểm sau:
Chiến lược này chỉ có thể áp dụng khi funding rate dương. Tỉ lệ funding thường xuyên thay đổi, có thể làm gián đoạn việc thực hiện chiến lược liên tục. Nên sử dụng đòn bẩy thấp để tránh rủi ro từ biến động giá mạnh có thể dẫn đến thanh lý vị thế. Chiến lược này nên được coi là biện pháp phòng ngừa rủi ro và bảo vệ danh mục đầu tư. Có thể áp dụng khi tỷ lệ funding cao bất thường.
Công cụ theo dõi tỉ lệ funding
Việc nắm bắt chính xác tỉ lệ funding của một tài sản không chỉ cung cấp thêm góc nhìn về tâm lý thị trường mà còn mở ra cơ hội gia tăng lợi nhuận cho trader. Vậy làm cách nào để theo dõi tỉ lệ này? Dưới đây là một số kênh giúp người dùng dễ dàng cập nhật funding rate.
Binance là một trong những sàn giao dịch phổ biến nhất hiện nay. Để theo dõi tỉ lệ funding trên sàn này, người dùng chỉ cần truy cập vào Binance Futures, sau đó chọn mục “Dữ liệu Futures” và tiếp tục với “Lịch sử Funding Rate” để xem lịch sử tỉ lệ funding của tất cả các tài sản đang có hợp đồng vĩnh cửu.
Coinglass Bên cạnh các sàn giao dịch, Coinglass là ứng dụng nổi bật trong việc cung cấp dữ liệu từ các sàn phái sinh. Với khả năng hiển thị đầy đủ các loại tài sản trên nhiều sàn khác nhau, Coinglass còn cung cấp chức năng xếp hạng và tính toán tỉ lệ funding theo ngày, tháng, năm.